Tìm hiểu chi tiết về chip Intel, giải mã ý nghĩa tên gọi

Chip Intel là dòng chip phổ biến nhất hiện nay, chúng xuất hiện trên những chiếc máy tính để bàn đến những chiếc laptop thuộc mọi phân phúc từ giá rẻ đến cao cấp. Trải qua nhiều năm phát triển, những con chip Intel đã có sự phát triển vượt bậc, hãy cùng nhau tìm hiểu tất cả thông tin cần biết về chip Intel nhé.

1. Các thông tin cơ bản về chip Intel

Khái niệm

- Chip Intel, còn gọi vi xử lý CPU Intel, là loại chip do tập đoàn Intel thiết kế và sản xuất. Có thể nói, chip Intel là một trong những thương hiệu chip máy tính lớn nhất và phổ biến nhất trên nhiều quốc gia. Nó xuất hiện trên nhiều loại máy tính của các hãng lớn và phủ sóng hầu hết tất cả phân khúc sản phẩm.

- Intel được biết đến là thương hiệu chuyên sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới và cũng là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86. Ngoài ra, Intel còn chuyên sản xuất các chip bo mạch chủ, chip đồ họa, bộ xử lý nhúng,… và nhiều các thiết bị khác liên quan đến công nghệ thông tin.

Thông tin cơ bản về chip Intel

Đặc điểm nổi bật của CPU Intel

- Khả năng tương thích cao với nhiều linh kiện khác máy tính nền nên thường xuất hiện trên các máy laptop hoặc máy tính để bàn.

- Tiết kiệm điện năng.

- Phổ biến trên thị trường với nhiều mức giá.

- Vận hành ổn định.

- Tích hợp đồ họa, nhờ đó giúp người dùng chơi game hoặc phát video trực tuyến chất lượng cao thoải mái.

- Tùy dòng chip mà có thể ép xung để tăng hiệu năng hoạt động.

- Ít gặp lỗi.

- Tuy nhiên với các dòng chip cấp cao, khi hoạt động ở động ở mức cao và liên tục thì chip sẽ tỏa nhiệt năng lớn, cần có hệ thống làm mát để không làm ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ của chip.

- Giá của chip Intel thường đắt hơn giá của hãng khác.

2. Lịch sử phát triển của chip Intel

- Tập đoàn Intel thành lập vào ngày 18/7/1968, lúc đó là tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ở Santa Clara, California, Hoa Kỳ bởi nhà hoá học kiêm vật lý học Gordon E.Moore và Robert Noyce, sau khi họ đã rời khỏi công ty Fairchild. Gordon E. Moore là người có tầm ảnh hưởng tới các quy trình sản xuất vi xử lý sau này, theo đó định luật Moore chỉ ra số lượng bóng bán dẫn trong một mạch tích hợp tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. 

Nhà sáng lập Intel Gordon Moore

- Thành tựu lớn nhất của Intel là chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 được tìm thấy trong máy tính cá nhân. Intel làm ra các sản phẩm chip bo mạch chủ, card mạng, các mạch tổ hợp, chip nhớ, chip đồ họa, bộ xử lý nhúng và các thiết bị khác có liên quan đến công nghệ thông tin.

- Tháng 11 năm 1971, Intel cho ra mắt bộ xử lý đầu tiên mang tên 4004. Đây là bộ xử lý 4-bit, 4004 có tốc độ xử lý là 108 kHz, khả năng xử lý 0,06 triệu lệnh mỗi giây; được sản xuất trên công nghệ 10 µm, có 2.300 transistor (bóng bán dẫn), bộ nhớ mở rộng đến 640 byte.

- Trải qua các quá trình phát triển, intel đã cho ra các bộ xử lý 8-bit, 16-bit, 32-bit (điển hình là bộ xử lý Pentium và Celeron) và hiện nay là 64-bit. Kiến trúc 64-bit lần đầu dụng trong P4 Prescott vào năm 2004.

- Năm 2006, Intel đã mở ra kỷ nguyên mới dành cho máy tính, Intel đã giới thiệu kiến trúc Intel Core với năm cải tiến quan trọng là khả năng mở rộng thực thi động (Wide Dynamic Execution), tính năng quản lý điện năng thông minh (Intelligent Power Capability), chia sẻ bộ nhớ đệm linh hoạt (Advanced Smart Cache), truy xuất bộ nhớ thông minh (Smart Memory Access) và tăng tốc phương tiện số tiên tiến (Advanced Digital Media Boost). 

- Chip Core 2 Duo và đặc biệt Core 2 Extreme đã đặt những dấu mốc về đột phá công nghệ. Đỉnh cao nhất là Core 2 Quad Extreme QX9650 chạy ổn định ở xung nhịp 3.0GHz, tốc độ 333Mhz x 9 với FSB 1333 với TDP 130W. CPU Core 2 được Intel ca tụng là những bộ xử lý “không chì” đầu tiên trên thế giới, một bước tiến dài tới việc đạt tiêu chuẩn RoHS Directive của EU, một điều mà toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn đang dần phải giải quyết do nguy cơ tích tụ chất thải máy tính độc hại quá cao.

- Core i là con chip intel gần gũi nhất với chúng ta. Chip intel trở nên mạnh mẽ hơn kể từ khi Core i ra mắt từ năm 2007, hàng năm Core i đều cho ra thế hệ mới nhất của mình với những bước đột phá mới về mọi mặt: tiến trình ngày càng nhỏ hơn, tối ưu dòng điện, số nhân-luồng nhiều hơn, tối ưu dòng điện, nâng cao xung nhịp,.... Đến nay Core i đã đến thế hệ thứ 13 và chip intel mới nhất là thế hệ 14 sẽ được ra mắt trong thời gian sắp tới.

3. Các dòng chip Intel

Các dòng chip Intel

Ở mục này sẽ không đề cập đến chip intel Pentium và Celeron và những con chip này đã ra mắt từ rất lâu và tính khả dụng còn rất thấp, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu CPU intel Core i và Xeon.

Intel Xeon

Chip Intel Xeon được sản xuất đầu tiên vào năm 2013, thường được sử dụng trên dòng máy tính dành cho doanh nghiệp cần hoạt động ổn định để có thể làm máy trạm hoặc máy chủ server.

Chip Intel Xeon sử dụng nhiều lõi CPU (cao nhất 56 lõi) và có bộ nhớ đệm L3 cache cao phù hợp cho từng dòng, đồng thời còn được trang bị công nghệ phân luồng và tích hợp thanh RAM kiểm tra - sửa lỗi (RAM ECC) giúp phát hiện, sửa lỗi hệ thống tự động.

Hiện tại, chip Intel Xeon có 4 dòng phổ biến là: Xeon E, Xeon D, Xeon W và Xeon mở rộng.

Intel Core i

Các dòng CPU intel Core i có lẽ là các dòng chip intel được nhiều người sử dụng nhất, được chi thành 4 loại Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 để phân cấp sức mạnh.

- Core i3 là bộ vi xử lý thuộc phân khúc thấp được sử dụng cho các loại máy tính tầm trung có giá thành không cao. Đối với nhu cầu sử dụng máy tính văn phòng bình thường, thì bộ xử lý Core i3 vẫn có thể xử lý một cách gọn gàng. Do đó, bộ xử lý này vẫn đang được rất nhiều dân văn phòng yêu thích và lựa chọn.

- Core i5 được sử dụng cho các loại máy tính thuộc phân khúc tầm trung có cường độ xử lý nhiều dữ liệu. So với Core i3 thì Core i5 đạt hiệu quả làm việc cao hơn, nhưng chi phí cũng không quá cao. Ở các thế hệ mới thì Core i5 cũng đã có sức mạnh đáng kinh ngạc và có thể xử lý được hầu hết mọi tác vụ từ công việc đến chơi game mà không kém cạnh Core i7 quá nhiều. Đây là sự lựa chọn phù hợp với đa số người dùng.

- Core i7 được sử dụng cho phân khúc máy tính cao cấp, i7 được trang bị công nghệ Turbo boost giúp xử lý thông tin một cách nhanh chóng vì vậy i7 thường được trang bị trong những laptop doanh nhân cao cấp, những tín đồ chơi game tốc độ cao với những tựa game áp dụng công nghệ mới đòi hỏi cấu hình hoặc những người dùng cần cấu hình cao vì đặc thù công việc.

- Core i9 là bộ vi xử lý “khủng” được Intel công bố vào cuối tháng 5/2017. Core i9 là con át chủ bài của hãng Intel. Sức mạnh của i9 là vô cùng lớn, tốc độ xử lý và khả năng đa tác vụ đáng kinh ngạc. Nếu bạn là một tín đồ máy tính, muốn sở hữu một chiếc máy tính khủng thì i9 là một sự lựa chọn không thể nào bỏ qua.

4. Giải mã tên gọi các mẫu chip Intel

Ở phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tên gọi của dòng chip phổ biến nhất Core i nhé.

Thông thường tên đầy đủ của một con chip Intel có cấu tạo như sau:

Tên thế hệ chip + Core iM + Thế hệ thứ N + XXYYY + hậu tố

- Tên thế hệ chip: Nehalem (Thế hệ thứ nhất); Sandy Bridge (Thế hệ thứ 2); Ivy Bridge (Thế hệ thứ 3); Haswell (Thế hệ thứ 4); Broadwell (thế hệ thứ 5); Skylake (thế hệ thứ 6); Kaby Lake (thế hệ thứ 7); Coffelake (thế hệ thứ 8); Coffee Lake Refresh (thế hệ thứ 9); Ice Lake (thế hệ thứ 10); Tiger Lake (thế hệ thứ 11); Alder Lake (thế hệ thứ 12); Raptor Lake (thế hệ thứ 13)

- Core iM với M là 3,5,7,9 tương đương với các phân khúc ở mục trên.

- Thế hệ thứ N: N ở đây là thế hệ, thay vì đọc tên riêng của thế hệ chip thì người ta thường đọc thứ của thế hệ đó.

- XX: ở đây cũng là thế hệ, nếu chip thuộc thế hệ 10 thì XX là 10, chip thuộc thế hệ thứ 8 thì XX là 8.

- YYY: có thể hiểu là biểu thị xung nhịp của chip, số càng cao thì sức mạnh càng lớn, ví dụ chip YYY của một con chip là 600 thì sẽ mạnh hơn chip có YYY là 500.

- Hậu tố: hậu tố ở đây thường là các chữ cái, nó biểu thị tính chất của con chip.

  • G1 - G7: các dòng chip có tích hợp bộ xử lý đồ họa (GPU) thế hệ mới - Iris Plus

  • F: cần có card đồ họa riêng thì máy tính của bạn mới chạy được

  • H: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop

  • HK: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop, mở khóa nhân để có thể ép xung

  • HQ: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop, 4 nhân

  • K: mở khóa hệ số nhân, có thể ép xung

  • S: phiên bản đặc biệt - Special Edition

  • T: tối ưu cho điện năng tiêu thụ

  • U: dòng chip tiết kiệm điện dành cho laptop

  • Y: dòng chip siêu tiết kiệm điện, chủ yếu cho laptop siêu mỏng, nhỏ nhẹ

Chip Intel Core i5 13600K

Ví dụ: Chip intel Raptor Lake Core i5 thế hệ thứ 13 13600K. Tuy nhiên thông thường người ta chỉ đọc Core i5 13600K thì đã đầy đủ thông, cũng có nhiều bạn gọi là 13600K là đã biết được sức mạnh của con chip.

5. Hướng dẫn đọc thông tin chi tiết của chip Intel

Để chọn mua những chiếc máy tính bạn sẽ phải xem đến thông số để biết rõ chúng có phù hợp mới mình hay không. Sau đây 45CM sẽ giải thích các thông số của chip Intel để các bạn có thể hiểu đơn giản.

- Số nhân: Nghĩa là số lượng vi xử lý, core càng có nhiều nhân thì tốc độ xử lý càng mạnh mẽ.

- Số luồng: Là số lượng đường truyền được trang bị cho core dẫn tới vi xử lý và ngược lại. Core nào càng có nhiều đường truyền thì dữ liệu sẽ càng được xử lý hay luân chuyển nhanh hơn.

- Xung nhịp: Xung nhịp ở đây chính là tốc độ xử lý của CPU. Số xung nhịp càng lớn thì CPU càng mạnh và lượng nhiệt được tỏa ra càng cao hơn. 

- Turbo boost: Là công nghệ ép xung tự động, tùy vào nhu cầu của mình mà người sử dụng lựa chọn loại Core có Turbo boost phù hợp. Ví dụ: nếu bạn chỉ cần lướt web thông thường thì nên sử dụng CPU có xung nhịp hoạt động thấp để tiết kiệm điện. Nhưng nếu bạn sử dụng máy tính với mục đích chơi game thì nên lựa chọn loại Core có xung nhịp cao hơn.

- Hyper - threading: Là công nghệ siêu phân luồng được sử dụng để cung cấp 2 luồng cho mỗi nhân. Qua đó làm tăng gấp đôi khả năng xử lý các dữ liệu. 

- Cache: đây chính là bộ nhớ đệm giữa CPU và Ram. MB cache càng lớn thì càng giúp lưu được nhiều dữ liệu đồng thời giúp làm giảm bớt thời gian lấy dữ liệu từ CPU và RAM đồng thời làm tăng tốc độ xử lý dữ liệu.

Bảng thông số cơ bản của chip Intel

 

Với những chia sẻ trên đây hi vọng bạn có thêm những kiến thức thú vị về chip Intel - dòng CPU phổ biến nhất thế giới.

Bạn có thể tìm hiểu thêm kiến thức về CPU qua bài viết: CPU máy tính là gì? Vai trò và tầm quan trọng của CPU

 

See more

Tiêu cự là gì? Các loại tiêu cự ống kính máy ảnh

Bên cạnh 3 yếu tố tốc, khẩu và iso thì tiêu cự ống kính là tối quan trọng để giúp có được một bức ảnh đẹp theo đúng với nhu cầu của bản thân

More

Newsroom / Press release 15-05-2024

Tiêu cự là gì? Các loại tiêu cự ống kính máy ảnh
Quạt hơi nước - Giải pháp làm mát tiết kiệm cho mùa hè

Quạt hơi nước - Giải pháp làm mát tiết kiệm cho mùa hè

Bên cạnh máy lạnh, quạt hơi nước cũng là một lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng bởi khả năng làm mát hiệu quả, tiết kiệm điện và giá thành hợp lý.

More

Newsroom / Press release 15-05-2024