Mainboard là gì? Lựa chọn mainboard như thế nào?

Mainboard là bộ phận gắn kết các linh kiện với nhau trong chiếc máy tính của bạn. Mọi linh kiện của bạn phải phù hợp với mainboard để có thể lắp ghép và sử dụng. Bài viết dưới đây 45CM sẽ cung cấp thông tin đầy đủ để bạn có thể chọn đúng mainboard cho PC của mình.

Mainboard là gì?

Mainboard là gì

Mainboard hay main máy tính hay bo mạch chủ là một bảng mạch đóng vai trò nền tảng trên máy tính, laptop có tác dụng kết nối các linh kiện bên trong và các thiết bị ngoại vi thành thể thống nhất. Mainboard PC sẽ nằm ở thùng máy, hoặc tích hợp đằng sau màn hình đối với máy tính AIO.

Mainboard còn có chức năng phân phối điện áp phù hợp đến từng thiết bị và linh kiện. Do đó bất kỳ hệ thống máy móc nào cũng cần phải chú trọng đến bộ phận này để duy trì sự ổn định khi hoạt động.

Ngoài ra, bộ phận này còn giữ chức năng nâng cấp, do vậy nó quyết định hoàn toàn tới tuổi thọ của bộ máy. Như vậy để bảo vệ máy bền theo thời gian thì bạn cần biết cách bảo vệ bo mạch chủ theo đúng khuyến nghị của nhà sản xuất.

Vai trò của Main máy tính?

Trong cấu tạo các bộ phận của máy tính, mainboard có vai trò hết sức quan trọng. Nó quyết định khả năng vận hành, liên kết và hoạt động của máy tính. Cụ thể:

- Là mạch liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi của máy tính thành một bộ máy thống nhất.

- Có khả năng điều khiển tốc độ và đường truyền của dữ liệu giữa các thiết bị điện tử.

- Phân phối luồng điện áp cho các linh kiện được gắn trên main máy tính.

- Là linh kiện quan trọng, quyết định cấu trúc, cấu hình và độ bền của máy tính.

Mainboard gồm những phần nào?

Chipset

Chipset trong máy tính

Chipset (gồm chip cầu bắc và chip cầu nam) trong Main Server giữ chức năng rất quan trọng.

Chipset đưa dữ liệu từ đĩa cứng qua bộ nhớ rồi tới CPU, và đảm bảo rằng các thiết bị ngoại vi và các card mở rộng đều có thể kết nối được với CPU và các thiết bị khác.

Các nhà sản xuất Main Server còn đưa thêm các tính năng khác vào Chipset như điều khiển RAID, cổng FireWire vào mỗi sê-ri bo mạch khác.

Chipset không chỉ giới hạn kiểu, tốc độ của CPU để Main Server có thể “tải” được mà còn thêm vào các chức năng khác như tích hợp đồ họa, âm thanh, cổng USB.

Socket

Đây là chỗ cắm của các CPU, Socket là chân cắm trực tiếp để CPU tiếp xúc với Mainboard. Mỗi mainboard sẽ có socket khác nhau để phù hợp với nhiều CPU khác nhau.

BIOS

Là thiết bị vào/ra cơ sở quan trọng trong mỗi Main Server, bởi chúng chứa đựng các thông số làm việc của hệ thống. BIOS còn có thể hàn, gắn thẳng trực tiếp vào Mainboard nhằm hạn chế diện tích của máy tính.

CPU

CPU là bộ xử lý trung tâm, bộ phận cốt lõi của máy tính, đóng vai trò như bộ não. CPU xử lý mọi thông tin, thao tác sau đó tính toán kỹ lưỡng để đưa ra lệnh điều khiển vận hành và xử lý mọi yêu cầu của máy tính. Mỗi CPU có chuẩn socket riêng và nó phải phù hợp với Mainboard.

Hệ thống Bus

Là một bus máy tính đơn lẻ có vai trò kết nối các thành phần chính của một hệ thống máy tính.

Đồng thời, hệ thống bus kết hợp các chức năng của một bus dữ liệu để mang thông tin, một bus địa chỉ để xác định nơi thông tin sẽ được gửi và bus điều khiển để xác định lệnh của nó.

Khe RAM

Khe RAM trên mainboard

Đây là vị trí để cắm RAM máy tính. Thông thường mỗi mainboard có ít nhất 2 khe RAM. Khe RAM này cũng hỗ trợ loại RAM nhất định mà không phải tất cả các loại RAM.

Khe cắm ISA

Khe cắm ISA viết tắt của "Industry Standard Architecture" là một loại bus sử dụng trong máy tính, dùng để gắn thêm các bo mạch mở rộng như bo mạch âm thanh, hình ảnh.

Khe cắm PCI

Khe cắm PCI viết tắt của cụm từ "Peripheral Component Interconnect" là khái niệm để chỉ chuẩn giao tiếp giữa các linh kiện phần cứng máy tính với nhau.

PCI quyết định tính tương thích giữa các bộ phận khác nhau của hệ thống máy tính như: Card âm thanh, modem gắn trong,...

Khe cắm PCI Express

PCI Express hay PCIe là thế hệ chuẩn giao tiếp PCI có tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn so với PCI thông thường.

PCIe thường để chỉ các kết nối giữa linh kiện máy tính, điển hình như ổ cứng SSD.

Cổng kết nối các thiết bị ngoại vi

Đây là nơi thường được dùng để kết nối với các thiết bị ngoại vi. Cụ thể như màn hình, USB, tai nghe, internet,…

Ở trên là những bộ phận của một mainboard tuy nhiên tùy thiết kế phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau mà các mainboard sẽ có thêm các bộ phận, cổng kết nối khác.

Mainboard PC hoạt động như thế nào?

- Giữa các thiết bị có tốc độ truyền tải dữ liệu, thông tin được gọi là Bus, hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu giữa các thành phần trong máy tính với nhau.

- Ở trên mainboard máy tính, có 2 chip gọi là chipset cầu bắc và chipset cầu nam có nhiệm vụ nối các thành phần linh kiện như ổ cứng, RAM, CPU, GPU lại với nhau.

- Tốc độ Bus sẽ được điều chỉnh thông qua chip cầu bắc và cầu nam để đồng bộ nhất.

Cách lựa chọn mainboard phù hợp

Mainboard bạn lựa chọn cần có các chuẩn để phù hợp với các linh kiện khác. Những thứ bạn cần phải lưu tâm bao gồm:

- Cần lựa chọn Mainboard đúng socket với CPU. CPU là bộ phận quan trọng đầu não của máy tính nên bạn cần quan tâm đến việc này đầu tiên. Ví dụ chip Intel thế hệ 12, 13, 14 có socket là LGA 1700 thì bạn phải chọn đúng mainboard có hỗ trợ socket như trên. Bạn cũng cần cân nhắc đến khả năng nâng cấp.


Mainboard Z790

- Lựa chọn chipset đúng để sử dụng hết khả năng của CPU. CPU và mainboard phải có chipset phù hợp với nhau để khai thác được hết sức mạnh. Ví dụ những con chip cao cấp nhà Intel là 13700K, 13900K mạnh mẽ lại có khả năng ép xung thì cần lựa chipset hàng Z như Z790. Tên Main PC cũng thường chưa tên chipset. Bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn khi mua để chọn đúng main theo cấu hình mong muốn.

- Tiếp theo ta cần quan tâm đến khe RAM, ổ cứng. Sẽ có nhiều trường hợp các thông số đều giống nhau nhưng mainboard này lại hỗ trợ RAM DDR4, mainboard kia hỗ trợ RAM DDR5. Nhất là thời điểm hiện tại thì cả 2 loại RAM DDR4 và DDR5 đều phổ biến nên hãy lưu ý điểm này nhé. Về ổ cứng thì bạn nên chú ý xem cả 2 có cũng chuẩn vật lý hay không, hiện nay đa số các main máy tính đều có khe PCIe cho bạn sử dụng SSD M2.

- Bạn cũng cần quan tâm đến mainboard đó có những bộ phận bạn cần thiết hay không như card âm thanh, card mạng, các cổng kết nối,...

- Cuối cùng là kích cỡ của mainboard. Các kích cỡ phổ thông từ lớn đến bé bao gồm: EATX, ATX, micro-ATX, mini-ITX. Kích cỡ main nhỏ sẽ hạn chế về số cổng, khe cắm

Ở trên là tất tần tận về mainboard, hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích bạn trong quá trình lựa chọn linh kiện cho chiếc máy tính của mình.

Mới bạn đọc thêm:

Card đồ họa là gì? Khi nào cần sử dụng card đồ họa

RAM là gì? Tầm quan trọng của RAM như thế nào?

 
 
 

 

 

See more

Tiêu cự là gì? Các loại tiêu cự ống kính máy ảnh

Bên cạnh 3 yếu tố tốc, khẩu và iso thì tiêu cự ống kính là tối quan trọng để giúp có được một bức ảnh đẹp theo đúng với nhu cầu của bản thân

More

Newsroom / Press release 15-05-2024

Tiêu cự là gì? Các loại tiêu cự ống kính máy ảnh
Quạt hơi nước - Giải pháp làm mát tiết kiệm cho mùa hè

Quạt hơi nước - Giải pháp làm mát tiết kiệm cho mùa hè

Bên cạnh máy lạnh, quạt hơi nước cũng là một lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng bởi khả năng làm mát hiệu quả, tiết kiệm điện và giá thành hợp lý.

More

Newsroom / Press release 15-05-2024