ROM là gì? ROM có khác gì RAM và ổ cứng

ROM là một thuật ngữ thường được thấy trong cấu hình các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính. Hôm nay 45CM sẽ giải đáp cho các bạn ROM là gì và nó có khác gì so với bộ nhớ RAM và ổ cứng trên máy tính không. 

1. ROM là gì? ROM là bộ nhớ gì?

ROM là từ viết tắt của Read-Only Memory, là một loại bộ nhớ không thay đổi được sử dụng trong máy tính và các thiết bị điện tử khác. Đúng nghĩa cho ROM là bộ nhớ chỉ đọc. Tức là bộ nhớ này đã chứa sẵn các chương trình từ trước. Điều này đã thiết lập sẵn trong bộ nhớ ROM như là các chương trình giúp máy tính có thể khởi động. Với bộ nhớ ROM sẽ giúp các dữ liệu được giữ lại kể cả khi máy bị tắt nguồn. Vậy nên sau khi tắt máy bộ nhớ này đã lưu lại những chương trình để có thể bắt đầu cho việc khởi động máy tính lần tiếp theo.

ROM là gì?

Đơn giản mà nói thì có thể hiểu ROM là loại bộ nhớ trong đó dữ liệu đã được thiết lập trước và chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Nếu không có ROM chắc chắn máy tính của bạn không thể khởi động được.

2. Chức năng của ROM khác RAM và ổ cứng như thế nào?

So sánh RAM và ROM

Phân biệt RAM và ROM

Chức năng của RAM trên thiết bị điện thoại hay trên máy tính thì đều dùng để lưu trữ dữ liệu của phần mềm khi nó hoạt động để xử lý, RAM cho khả năng lưu trữ khả biến, hoạt động sau khi máy đã được khởi động và nạp hệ điều hành. RAM không có khả năng lưu trữ dữ liệu thông tin, khi mất điện, tắt máy thì dữ liệu sẽ bị mất.

Trong khi đó ROM đã lưu trữ sẵn các chương trình từ trước để giúp máy khởi động, nó có thể đọc nhưng không thể chỉnh sửa điều gì trên nó. ROM không bị thay đổi kể cả khi tắt máy hoặc không có nguồn điện.

Như vậy ta có thể thấy RAM và ROM hoàn toàn khác nhau về chức năng và tính chất. Đồng thời thiết kế vật lý và bộ nhớ lưu trữ cũng khác nhau. RAM là một thanh mỏng hình chữ nhật được lắp vào máy tính qua khe cắm trên máy, có nhiều khe cắm và ta có thể nâng cấp bộ nhớ của RAM, bộ nhớ của RAM từ 1GB đến 256GB. ROM là một ổ đĩa quang bằng băng từ, có nhiều chân được chế tạo bằng các mối nối tiếp xúc với bảng mạch, bộ nhớ ROM trên máy tính thường chỉ từ 4MB đến 8MB.

ROM và ổ cứng trên các thiết bị điện tử

Trên máy tính, ROM và ổ cứng là 2 bộ phận hoàn toàn khác nhau. Ổ cứng dùng để lưu trữ dữ liệu hoặc dùng để cài hệ điều hành là chính và người dùng cũng có thể thay đổi, nâng cấp ở cứng. Trong khi đó, ROM là một bộ nhớ trong máy tính thường được trang bị thẳng trên mainboard để chứa BIOS, Firmware của main. Nếu thay ROM chỉ có một cách duy nhất là thay main máy tính, main máy tính lại phải cần phù hợp với các linh kiện của máy nên hầu như không thể thay ROM trừ khi thay đổi máy tính.

Trên điện thoại, ROM vừa giữ vai trò của mình vừa kiêm luôn vai trò là ổ cứng. Vì vậy ROM trên điện thoại có khả năng thay đổi dữ liệu thay vì cố định như trên máy tính. Vì đóng vai trò là ổ cứng như trên máy tính nên ROM điện thoại có khả năng lưu trữ lớn, có thể lên đến 1TB.

3. Cấu trúc của ROM?

Cấu trúc ROM được chia thành 2 phần cơ bản là: Cổng OR và bộ giải mã. Tuy nhiên, ROM trong máy tính lại có cấu trúc phức tạp hơn với 3 phần gồm: Bộ giải mã địa chỉ, bộ nhớ đệm đầu ra và máng thanh phi. Cụ thể:

  • Bộ giải mã địa chỉ: Gồm bộ giải mã hàng và bộ giải mã cột với vai trò quyết định thanh ghi nào được phép đặt từ dữ liệu 8 byte của nó vào đường truyền.

  • Bộ đệm đầu ra: Thành phần này sử dụng mạch đệm 3 trạng thái, quyết định mức độ dữ liệu cao hay thấp để từ đó đưa những dữ liệu này vào đường truyền.

  • Máng thanh ghi: Bộ phận này là nơi lưu trữ dữ liệu đã được lập trình sẵn vào ROM và có sự sắp xếp theo ma trận vuông. Người dùng không thể lưu trữ thêm bất cứ dữ liệu nào vào những thanh ghi này.

4. Các loại ROM phổ biến

Trong suốt quá trình phát triển, ROM được chia thành nhiều loại, có loại đã ngừng được sử dụng và có những loại vẫn đang rất thịnh hành. Dưới đây là 5 loại ROM phổ biến và còn được sử dụng hiện nay:

PROM (Programmable Read Only Memory)

PROM hay còn gọi là Mask ROM. Nó được chế tạo bằng các mối nối, thuộc dạng WORM ROM, tức là Write Once Read Many. Bộ nhớ này chỉ có thể lập trình một lần và có giá thành rẻ nhất trên thị trường. PROM thường thấy trên điện thoại di động, thiết bị y tế, thẻ RFID,…

EAROM (Electrically Alterable Read Only Memory)

Loại ROM này có thể được lập trình lại, tuy nhiên do điện áp cấp không ổn định và việc lập trình lại khá khó khăn và bất tiện nên người ta đã nâng cấp EAROM lên thành một loại mới và đặt tên là EPROM.

EPROM (Erasable Programmable Read Only Memory)

EPROM hiểu đơn giản là bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình. Nó được chế tạo theo nguyên tắc phân cực tĩnh điện. Loại ROM này có thể xóa và ghi lại thông tin bằng tia cực tím với bước sóng xác định. 

EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory)

EEPROM được hiểu là Bộ nhớ chỉ đọc có thể xóa và lập trình bằng điện. Nó được chế tạo bằng công nghệ bán dẫn, có thể xóa và ghi lại dữ liệu bằng điện, không cần sử dụng đến tia cực tím. Dữ liệu sẽ được ghi lại mà không cần lấy ra khỏi máy tính.

Bộ nhớ EEPROM

ROM FLASH

ROM FLASH là phiên bản nâng cấp của EEPROM, cho phép xóa hoặc ghi dữ liệu khoảng 512 byte với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với phiên bản tiền nhiệm.

Ngoài ra, ROM FLASH còn có hàng loạt ưu điểm khác như:

  • Cho phép ghi lại dữ liệu mà không cần gỡ khỏi máy tính.

  • Thời gian truy cập rất cao, khoảng 45 - 90 nano giây.

  • Có thể chịu được nhiệt cao và áp suất lớn.

  • Độ bền cao nhất trong số các loại ROM thịnh hành trên thị trường hiện nay. 

Bộ nhớ ROM FLASH được sử dụng nhiều trong một số thiết bị như: Máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3, ổ đĩa flash USB, modem, ổ cứng SSD.

Như vậy ở trên là tổng hợp các thông tin về ROM để bạn có thể hiểu rõ ROM là gì, chức năng của ROM trên điện thoại, máy tính bảng hay máy tính có gì khác nhau. Về ROM bạn không cần phải quan tâm quá nhiều khi mua. Đối với máy tính thì ROM đã đi kèm theo mainboard, còn đối với điện thoại hoặc máy tính bảng chỉ cần lựa chọn đúng với nhu cầu lưu trữ.

Mới bạn đọc thêm:

RAM là gì? Tầm quan trọng của RAM như thế nào?

Card đồ họa là gì? Khi nào cần sử dụng card đồ họa

 

See more

Bí quyết bố trí nội thất phòng khách đẹp, sang trọng, tiết kiệm

Phòng khách là nơi đại diện cho bộ mặt của gia đình, là nơi bạn tiếp khách và thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi. Do đó, việc thiết kế nội thất phòng khách đẹp, sang trọng nhưng vẫn tiết kiệm chi phí là điều mà nhiều người quan tâm.

More

Newsroom / Press release 29-05-2024

Bí quyết bố trí nội thất phòng khách đẹp, sang trọng, tiết kiệm
Máy ảnh DSLR là gì? Những điều cần biết về DSLR

Máy ảnh DSLR là gì? Những điều cần biết về DSLR

DSLR là một trong những loại máy ảnh được sử dụng nhất và đặc biệt được ưa thích bởi các nhiếp ảnh giá chuyên nghiệp

More

Newsroom / Press release 29-05-2024